Trẻ bị táo bón không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn còn khá bối rối khi thấy con khó chịu vì táo bón.

Cứ 10 trẻ thì có đến 3 trẻ mắc táo bón

Theo các thống kê, táo bón xuất hiện với tỉ lệ lên đến 30% ở trẻ em(1). Trong đó, 95% là táo bón chức năng nghĩa là không có tổn thương hay bất thường gì ở đường tiêu hóa của trẻ(1). Còn lại 5% là táo bón do các nguyên nhân bệnh lý như Hirschsprung (bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh gây phình đại tràng), suy giáp, xơ nang, dị tật hậu môn trực tràng,…

Đối với táo bón chức năng, nguyên nhân chính xác gây táo bón ở trẻ còn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể góp phần làm gia tăng táo bón ở trẻ bao gồm: hành vi nín giữ phân, chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, ít vận động, chế độ sinh hoạt, v.v(3) Táo bón có thể xảy ra ở mọi độ tuổi của trẻ, ngay cả trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ em

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ táo bón với tình trạng trẻ khó đi ngoài, số lần đi ngoài quá ít, thường là dưới 3 lần/tuần kèm theo tính chất phân khô, khó rặn.

Theo tiêu chuẩn của NICE năm 2010, chuẩn đoán táo bón được xác định nếu có ≥ 2 tiêu chí tại Bảng 1 được thỏa:

Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón trẻ em(2),(3)

Trẻ < 1 tuổi

Trẻ ≥ 1 tuổi

Tính chất phân

• Có < 3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần (phân loại 3 hoặc 4 trong biểu đồ phân Bristol, không áp dụng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn)

• Phân cứng và to

• Phân “dê” (loại 1 biểu đồ phân Bristol)

• Có < 3 lần đi tiêu trọn vẹn trong tuần (phân loại 3 hoặc 4 trong

biểu đồ phân Bristol)

• Són phân

• Phân “dê” (loại 1 biểu đồ phân Bristol)

• Phân rất to, đi không thường xuyên, làm nghẹt toilet

Triệu chứng khi đi tiêu

• Khó chịu, căng thẳng khi đi tiêu

• Phân cứng gây chảy máu hậu môn

• Rặn

• Kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn

• Giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu

• Hành vi nín giữ phân

• Rặn

• Đau hậu môn

Bệnh sử

• Đã có những đợt táo bón trước đây

• Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn

• Đã có những đợt táo bón trước đây

• Tiền căn hoặc hiện tại có nứt hậu môn

• Tiền căn đau khi đi tiêu và chảy máu do phân cứng

Hình 1: Biểu đồ phân Bristol (tình trạng phân loại 1 và 2 thể hiện trình trạng táo bón)(3)

Trẻ bị táo bón
Hình 1: Biểu đồ phân Bristol

Tuổi nào trẻ em dễ mắc táo bón?

Có 3 thời điểm táo bón dễ xảy ra với trẻ em(1):

  • Giai đoạn chuyển từ chế độ ăn lỏng sang đặc (6 tháng – 1 tuổi).
  • Giai đoạn bé tập ngồi bô một mình (2 – 3 tuổi).
  • Giai đoạn bé bắt đầu đến trường (3 – 5 tuổi).

Lựa chọn phương pháp điều trị táo bón phù hợp cho trẻ

Hiện nay có rất nhiều thuốc loại thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón, mỗi loại có cơ chế hoạt động khác nhau, nhưng đều có cùng mục đích là giúp cho việc đi tiêu của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Các loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng đó là:

Nhuận tràng thẩm thấu: có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, làm tăng lượng nước trong thành ruột và thúc đẩy sự tích tụ nước trong đường ruột, từ đó ngăn ngừa tình trạng phân bị khô, giúp phân mềm hơn và đi qua ruột dễ dàng hơn.

Nhuận tràng kích thích: hoạt động theo cơ chế truyền tín hiệu trực tiếp cho các cơ và dây thần kinh của ruột, khiến các cơ và dây thần kinh này co bóp để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Lưu ý thuốc nhuận tràng kích chỉ được dùng cho trẻ em trên 6 tuổi.

Nhuận tràng tạo trơn (hay bơm thụt): hoạt động theo cơ chế tạo một lớp bôi trơn thành ruột, bao phủ quanh phân và hút dịch giúp phân không bị khô và dễ thải ra ngoài hơn.

Nhuận tràng tạo khối: chứa chất xơ – loại carbohydrate phức hợp không hấp thụ được, và hoạt động theo cơ chế hút nước từ ruột, làm cho phân mềm hơn, to hơn, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.

Việc hiểu rõ từng nhóm thuốc sẽ giúp cha mẹ lựa chọn được các giải pháp phù hợp với tình trạng của con mình, từ đó đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị táo bón.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *