Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh là một vấn đề phổ biến mà mẹ bỉm sữa ít nhất gặp phải một lần khi chăm sóc con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, khả năng hấp thu dinh dưỡng suy giảm, trẻ còi cọc,… mà còn khiến mẹ mệt mỏi vất vả. Trong bài viết này cùng Nguyên Lộc Bảo tìm hiểu khái niệm và những biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh là gì nhé. 

1. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh là gì?

Đây là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hoá hoạt động không ổn định khiến việc tiêu hoá thức ăn trở nên khó khăn. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, chán ăn bú ít và chậm tăng cân,…

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh? 5 Biểu hiệu thường gặp 

Tình trạng này khá phổ biến và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa ở trẻ sau này. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh khiến bé thiếu dinh dưỡng. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

2. Lý do rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

Khi chào đời, hệ sơ sinh của bé còn non yếu, dạ dày nhỏ, khả năng đàn hồi kém, gan chưa phát triển hoàn thiện. Trong thời gian đầu, thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Nhưng cơ quan tiêu hoá của bé vẫn cần thời gian để làm quen với việc tiêu thụ thức ăn. 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh? 5 Biểu hiệu thường gặp 

Tuy nhiên có một số trẻ không bú sữa mẹ mà dùng sữa công thức. Điều này càng gặp khó khăn hơn trong việc tiêu hoá do thiếu probiotic và prebiotic hỗ trợ đường ruột. Thêm vào đó, việc chọn sữa không phù hợp hoặc pha sữa sai cách càng gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến đau bụng, chướng bụng và khó tiêu.

Ngoài ra, nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh còn do ký sinh trùng tấn công. Hệ quả này xuất phát từ việc chăm sóc không đúng cách, thiếu vệ sinh. Một số trường hợp khác hiếm gặp hơn khiến trẻ tiêu hoá kém là do mắc các bệnh lý: suy giáp, tắc ruột hoặc phình đại tràng bẩm sinh.

3. Biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

3.1. Nôn trớ

Một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là bé dễ bị nôn trớ. Hiện tượng này dễ bắt gặp khi bé đang bú hoặc sau khi bú xong do trào ngược dạ dày thực quản. 

Nguyên nhân nôn trớ do mẹ cho bé bú sai tư thế, bú quá no, hay các cữ bú quá gần nhau. Ngoài ra còn do lỗ núm vú của bình sữa không phù hợp, mẹ chọn sữa công thức không đúng hoặc pha sai tỷ lệ.

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh? 5 Biểu hiệu thường gặp 

3.2. Tiêu chảy

Thông thường, một ngày trẻ sơ sinh đi ngoài từ 8-10 lần, nhưng số lần có thể ít hơn tùy vào loại sữa trẻ uống. Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh, số lần đi sẽ nhiều hơn và phân lỏng hơn, thậm chí có thể rò rỉ ra ngoài tã. 

Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, nôn trớ, bú kém và có thể kèm theo sốt, chướng bụng, đi ngoài ra máu. Đặc biệt, tiêu chảy dễ làm trẻ mất nước nhanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

3.3. Táo bón

Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh có thể do bé không bú đủ sữa hoặc dùng sữa công thức quá đặc. Ngoài ra, còn do mẹ nạp quá nhiều chất béo, protein. Tỷ lệ trẻ có nguy cơ táo bón cao khi bé nằm trong các trường hợp sau: trẻ sinh non, sinh ngạt, nứt hậu môn, suy giáp,…

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh? 5 Biểu hiệu thường gặp 

Táo bón kèm theo biếng ăn, chậm lớn, quấy khóc và hay nôn trớ ở trẻ. Khi đi ngoài, trẻ thường phải rặn đỏ mặt, phân khô, cứng và nhỏ như phân dê.

3.4. Bú kém 

Mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nhưng trung bình mỗi ngày bé sẽ bú khoảng 8-10 lần, mỗi cữ cách nhau 2-3 giờ. Khi trẻ lớn, lượng sữa mỗi lần bú sẽ tăng và tần suất có thể giảm. 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh? 5 Biểu hiệu thường gặp 

Trẻ bú kém là khi con bú ít hơn so với các bạn cùng độ tuổi. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điển hình là cân nặng thấp, suy dinh dưỡng và chậm đạt các mốc phát triển.

3.5. Chậm tăng cân

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh kéo dài khiến con chậm tăng cân, sụt cân và  mệt mỏi quấy khóc. Nếu không được xử lý, tình trạng này có thể mắc các bệnh: suy dinh dưỡng, tim mạch, yếu cơ và suy giảm miễn dịch.

Chậm tăng cân là hệ quả của việc bú kém thiếu dinh dưỡng. Nguy cơ này cao hơn ở trẻ sinh non trước 37 tuần, bé bị trào ngược dạ dày, thiếu máu, rối loạn chuyển hoá hay mắc hội chứng Down.

4. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh? 5 Biểu hiệu thường gặp 

Men vi sinh Enterbimin Gold là sản phẩm men vi sinh được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi gặp các biểu hiện rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh. Sản phẩm không chỉ giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh mà còn hỗ trợ ăn ngon tự nhiên, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Từ đó giúp bé có một sức khỏe tốt và lớn nhanh mỗi ngày. 

Sản phẩm là sự kết hợp của 3 loại chủng men với 5 tỷ bào khuẩn: Bacillus clausii, Bacillus subtilis, Bacillus coagulans. Đồng thời bổ sung kẽm gluconate giúp kích thích vị giác, bé ăn ngon. 

Đặc biệt hương vị thơm ngon dễ uống, tiện dụng, sử dụng an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi. Men vi sinh Enterbimin Gold được sự bảo hộ của Bộ Y Tế nên được rất nhiều bà mẹ Việt tin tưởng sử dụng. 

Để tránh xa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh, bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch thì mẹ nên bổ sung men vi sinh để giảm các vấn đề về tiêu hoá nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *