Nhiệt miệng là tình trạng mà hầu hết ai cũng gặp phải trong đời. Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhưng khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Ăn uống khó khăn, đau nhức khó chịu cả ngày hay cảm thấy tự ti giao tiếp bởi mùi “thum thủm” do nhiệt miệng gây nên. Vậy bị nhiệt miệng không nên ăn gì để nhanh khỏi. Theo dõi bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi trên nhé!
1. Nguyên nhân bị nhiệt miệng là gì?
Để trả lời câu hỏi: “Bị nhiệt miệng không nên ăn gì” thì đầu tiên bạn nên biết được những thủ phạm dẫn tới nỗi lo nay.
Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng:
– Cơ thể thiếu nước hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng
– Thiếu hụt vitamin B và các khoáng chất như sắt, kẽm
– Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt hay khi mang thai
– Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi stress
– Bị nhiễm khuẩn trong khoang miệng
– Gặp một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ,… cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng.
2. Bị nhiệt miệng trở nên nặng hơn do đâu?
Ban đầu, triệu chứng của nhiệt miệng chỉ là những mụn nước nhỏ dễ vỡ xuất hiện ở niêm mạc miệng. Sau đó, mụn nước vỡ ra tạo thành những vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục đường kính 2-10mm. Trong vết loét có màu vàng nhạt, viền đỏ tươi, gây khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Phần lớn những vết loét có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập, vết loét có thể lan rộng và lâu lành hơn.
3. Bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
“Bị nhiệt miệng không nên ăn gì” là câu hỏi của nhiều người. Cùng đọc ngay những chia sẻ dưới đây để biết những thông tin chi tiết nhé!
3.1. Bị nhiệt miệng nên kiêng đồ ăn cay nóng
Những thực phẩm có tính nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu,… có thể khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để tránh vết loét nặng hơn, bạn nên hạn chế tiêu thụ các món ăn cay nóng.
3.2. Bị nhiệt miệng không ăn những thực phẩm chứa axit
Nhóm thực phẩm cần tránh tiếp theo khi bị nhiệt miệng là những trái cây giàu axit: cam, bưởi, chanh,… Bởi chúng là nguyên nhân chính làm cho vết loét trở nên lan rộng và lâu lành hơn. Vì vậy, bạn cần kiêng những thực phẩm chứa nhiều axit trong một thời gian đến khi khỏi nhiệt miệng.
3.3. Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
Các món chiên rán thường chứa nhiều dầu mỡ và có tính háo nước cao. Điều này, khiến miệng khô nhanh, thúc đẩy quá trình nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, khi bị nhiệt miệng bạn nên tránh tiêu thụ những đồ ăn chiên rán để hạn chế vết loét nặng hơn.
3.4. Bị nhiệt miệng không nên uống rượu bia, cafe, nước ngọt
Một trong những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi bị nhiệt miệng là sử dụng đồ uống có cồn, cafe, nước ngọt,… Bởi những thức uống này có thể khiến vết loét lớn hơn, kéo dài thời gian hồi phục.
3.5. Bị nhiệt miệng kiêng đồ ngọt
Thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ làm tăng nguy cơ sâu răng mà còn tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Ngoài ra, đồ ngọt còn gây nóng trong, làm cho vết loét nhiệt miệng chậm lành hơn.
4. Cách điều trị nhiệt miệng tại nhà an toàn hiệu quả
Bên cạnh việc lưu ý bị nhiệt miệng không nên ăn gì thì bạn nên sử dụng Gel bôi nhiệt miệng Nguyên Lộc Bảo. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên: Chiết xuất lá Neem, Tinh dầu Mù U, Chiết xuất Nhũ hương, Chiết xuất Rau ngót, Diếp cá,… Kết hợp cùng Nano bạc giúp kháng khuẩn diệt virus, dịu mát lành vết thương nhanh chóng.
Lớp gel bôi mềm dịu nhẹ khi dùng tạo thành lớp màng bọc bảo vệ vết loét. Điều này giúp làm giảm tình trạng đau nhức khó chịu tức thì khi ăn uống hoặc khi tiếp xúc vào. Đặc biệt với thành phần thiên nhiên an toàn lành tính nên sử dụng an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người cao tuổi.
Ngoài công dụng giảm nhiệt miệng, sản phẩm còn dùng được cho người bị chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm chân răng,…
Với những chia sẻ bị nhiệt miệng không nên ăn gì phía trên, hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Phòng ngừa nhiệt miệng không khó nhưng bạn cần áp dụng đúng phương pháp và kiên trì thực hiện. Chúc bạn thành công!