Sắt là dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Không chỉ góp phần tạo máu cung cấp oxy cho cơ thể mà còn giúp hệ thống miễn dịch tăng cường. Vậy nếu thiếu máu thiếu sắt trẻ sẽ gặp những hệ quả gì. Cùng Nguyên Lộc Bảo theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé.

1. Vai trò của sắt đối với cơ thể trẻ  

Sắt chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự sống, đặc biệt đối với trẻ em.

– Tăng cường chức năng hô hấp: Sắt là thành phần chính của hemoglobin, phân tử trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể.

– Tham gia vào quá trình tạo myoglobin: Đây là một sắc tố có chức năng hô hấp trong cơ, cho phép cơ thể sử dụng oxy để tạo năng lượng.

– Hỗ trợ quá trình enzym: Trong hệ thống hô hấp, sắt đóng vai trò trong việc vận chuyển điện tích.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch: Nó tham gia vào hoạt động của nhiều enzym miễn dịch, giúp tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. Những biến chứng nguy hiểm của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Vai trò quan trọng nhất của sắt là kết hợp với protein để tạo thành huyết sắc tố hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Đây là một tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ em.

Khi thiếu máu thiếu sắt, khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm. Điều này khiến các cơ quan như tim, cơ bắp hay não gặp vấn đề thiếu oxy trầm trọng. Chính vì vậy, dễ gây ra các bệnh về tim mạch như: tim đập nhanh, suy tim do thiếu máu, hoa mắt và chóng mặt do thiếu oxy cho não. Thiếu máu não ở trẻ em cũng có thể gây ra mệt mỏi, khả năng tập trung kém trong quá trình học tập. 

Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như: 

– Da xanh xao, niêm mạc nhợt (đặc biệt là mắt và môi), móng tay và móng chân, dễ gãy, biến dạng, tóc khô cứng. 

– Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, táo bón và có thể ăn hoặc nôn trớ. 

– Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng mệt mỏi, kích thích và rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Đặc biệt, thiếu máu ở trẻ còn gây ra viêm viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu và giảm chức năng của dạ dày. 

Sắt cũng đóng vai trò trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy thiếu sắt có thể làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ, dẫn đến tình trạng ốm đau thường xuyên.

3. Phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em, ba mẹ cần chú ý những điều sau đây:

– Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt. Ngoài ra có thể bổ sung viên sắt nếu cần thiết.

Gợi ý đến mẹ bầu sản phẩm sắt nước Ferrodalton đến từ thương hiệu Nguyên Lộc Bảo. Đây là một giải pháp ngăn ngừa thiếu sắt thiếu máu hiệu quả cho cơ thể. Thành phần chứa Iron sắt III+ dễ dàng hấp thu. Không chỉ có hàm lượng sắt cao 39mg mà nguyên liệu này còn được nhập khẩu trực tiếp từ Italy. Bên cạnh đó, Ferrodalton chứa Meioligo-P Power nhập khẩu từ Hàn Quốc cùng sự chứng nhận lưu hành của Bộ Y Tế nên an toàn. Chính vì vậy, nó được rất nhiều mẹ bầu tin dùng sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn dùng được cho trẻ từ 1 tháng tuổi.

Thiết kế dạng dung dịch với mùi vị thơm ngon dễ uống. Hơn nữa không chứa mùi tanh như các sản phẩm sắt thông thường khác. Ngoài ra, mỗi hộp chứa 15 ống, mỗi ống 10ml chia liều định lượng rõ ràng nên rất dễ sử dụng. Sắt nước Ferrodalton chính là giải pháp vàng giúp cung cấp sắt thích hợp cho mẹ bầu và thai nhi an toàn. 

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng tuổi.

– Trẻ ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt và vitamin C (tăng cường hấp thu sắt).

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân ăn uống tránh nhiễm giun sán và giun móc.

– Nếu trẻ gặp phải trường hợp: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai,… thì cần điều trị ngày

– Cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt sau để kiểm tra: mệt mỏi, biếng ăn, tiêu hóa kém,…

Qua những thông tin phía trên đã giúp ba mẹ hiểu hơn về các hậu quả của thiếu máu thiếu sắt mang lại cho trẻ. Hy vọng với những chia sẻ đó, ba mẹ sẽ có những biện phòng phòng ngừa để bổ sung đúng đủ kịp thời. Điều này giúp giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm cho con trong tương lai. .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *