Một vài năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam có xu hướng tăng cao. Theo nghiên cứu, trung bình 4 người lớn sẽ có ít nhất 1-2 người có nguy cơ mắc bệnh này. Đây là bệnh âm thầm xuất hiện nhưng mang đến nhiều nguy hiểm về sức khỏe thậm chí cả tính mạng con người. Vậy có những dấu hiệu nào giúp bạn phát hiện sớm bệnh này. Theo dõi ngay bài viết để biết thêm nhé.
1. Bệnh tim mạch được hiểu như nào?
Đây là bệnh lý liên quan đến sức khỏe tim và hệ thống mạch máu. Một vài biểu hiện thường thấy như: hẹp động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim,…
Mạch máu có thể thể bị tắc nghẽn hoặc hẹp gây khó khăn trong việc cung cấp oxy đến các bộ phận khác của cơ thể. Đồng thời khiến tim bị suy yếu nên dễ bị đau thắt ngực, đau tim, đau cổ, hụt hơi, thậm chí có thể đột quỵ hoặc tử vong.
Bệnh tim mạch có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ đồng thời duy trì lối sống lành mạnh. Bằng cách tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, hạn chế hút thuốc, uống rượu, kiểm soát căng thẳng.
2. Đâu là những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày.
– Hút thuốc lá: Chất nicotine và carbon monoxide có trong thuốc lá gây co thắt các mạch máu và xơ vữa động mạch. Điều này dẫn đến hạn chế lưu thông máu và làm suy yếu trái tim.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều muối, chất béo và cholesterol có thể tăng nguy cơ bị tắc nghẽn và hẹp các động mạch, làm giảm lưu thông máu đến trái tim.
– Thiếu vận động thể thao: Điều này làm giảm khả năng hoạt động của trái tim và tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch.
– Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá lớn gây áp lực lên trái tim và tăng nguy cơ bị hẹp động mạch suy tim.
– Căng thẳng kéo dài: Sự lo âu căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây hư hại động mạch và làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim.
– Tăng cholesterol máu: Mức cholesterol cao trong máu dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch. Vì vậy, khiến hoạt động lưu thông máu bị hạn chế tăng khả năng suy tim.
– Huyết áp tăng: Áp lực máu cao trong mạch máu làm xơ cứng và thu hẹp các động mạch. Điều này gây khó khăn cho tim trong việc cung cấp máu oxy cho cơ thể.
– Do tuổi tác: Nguy cơ bị hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch tăng lên khi tuổi càng cao.
– Gen di truyền: Bệnh tim mạch có thể xuất hiện khi sống trong cùng môi trường hoặc do người thân đã từng mắc phải di truyền sang.
3. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tim mạch
– Khó thở: Triệu chứng này thường xuất hiện từ từ và tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống. Đây là dấu hiệu của sự suy yếu của trái tim trong quá trình bơm máu đến các bộ phận khác của cơ thể.
– Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh tim mạch. Cảm giác này có thể lan ra cổ, vai, tay trái, bên cạnh đó đi kèm với khó thở.
– Tích nước trong cơ thể, phù ở mặt và bàn chân: Các bệnh lý về tim thường gây ra triệu chứng phù, đặc biệt là phù mềm và phù tím. Phù thường bắt đầu ở hai bàn chân, sau đó phình to ở gan và tĩnh mạch cổ.
– Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: Đây là dấu hiệu của thiếu máu đến trái tim, não và phổi. Bởi tim lúc này ở trạng thái yếu không thể cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho cơ thể.
– Ho dai dẳng, khò khè: Sự suy yếu của tim khiến quá trình bơm máu kém hiệu quả, dẫn đến sự trì trệ. Vì vậy, dịch ứ trong phổi tích tụ lâu ngày có thể gây ra ho dai dẳng và khò khè.
– Chán ăn, buồn nôn: Do dịch trong gan và hệ tiêu hóa ứ đọng lâu.
– Đi tiểu đêm: Người bị bệnh tim mạch thường xuyên đi tiểu vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể, gây phù ở nhiều bộ phận. Điều này một phần ảnh hưởng xấu đến chức năng thận.
– Nhịp tim nhanh, mạch không đều
– Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi: Tim hoạt động kém càng làm tăng nhu cầu oxy trong cơ thể, dẫn đến thở nhanh. Đồng thời do mạch đập không ổn định khiến mồ hôi trong lòng bàn tay tiết ra nhiều hơn.
– Chóng mặt, ngất xỉu: Đây là những triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim hoặc sự gián đoạn của dòng máu đến não.
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Để giảm tỷ lệ bệnh tim mạch xuất hiện ngày càng nhiều, bạn cần nên bổ sung Omega 3 nhuyễn thể NLB ngay từ sớm. Sản phẩm được cấp phép lưu hành của Bộ Y Tế nên đảm bảo chất lượng an toàn. Bên cạnh đó hàm lượng Omega 3 nhuyễn thể có độ tinh khiết cao trong thành phần giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch hiệu quả. Đồng thời thành phần sản phẩm còn chứa thêm biotin và Vitamin E giúp làm giảm lượng cholesterol xấu tăng lượng cholesterol có lợi.
Bên cạnh hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, nhuyễn thể NLB còn giúp hỗ trợ làm đẹp, giảm viêm, cải thiện trí nhớ, sức khỏe miễn dịch được tăng cường,.. Sản phẩm phù hợp dùng cho người lớn có cholesterol trong máu cao hoặc những người có nguy cơ xơ vữa động mạch.
Qua bài viết này, bạn đã biết được những dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch thường gặp. Từ đó, bạn sẽ đưa ra những biện pháp chữa trị phòng ngừa phù hợp nếu như thấy một trong những biểu hiện trên.